Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Bác sĩ Việt trình diễn mổ nội soi cho bác sĩ ngoại

Ca mổ được tiến hành trên một bệnh nhân nữ, 34 tuổi. Dù còn rất trẻ nhưng bệnh nhân đã có tiền sử bị tăng huyết áp 2 năm, nguyên nhân là do bị u tuyến thượng thận với kích thước 2,5 cm.
Ảnh:
Các bác sĩ cùng theo dõi ca mổ qua cầu truyền hình. Ảnh: N.P.
Phó giáo sư Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, trước đây những ca bệnh này được mổ mở, sau đó tiên tiến hơn mổ nội soi cắt u tuyến thượng thận đã được triển khai cách đây khoảng 10 năm và là nội soi nhiều lỗi. Nhưng gần đây, bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật nội soi với chỉ một lỗ duy nhất. Vì thế, chỉ sau nửa tháng đến một tháng, bệnh nhân có thể liền vết vết mổ, nhìn như chưa hề trải qua phẫu thuật. Cái khó khi phẫu thuật khối u thượng thận là các tĩnh mạch nhiều và nhỏ nên khi tiến hành phải kẹp được vào tĩnh mạch thượng thận chính để hạ huyết áp. Lúc đó, phải thông báo với bác sĩ hồi sức để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, tránh việc huyết áp đang cao sẽ hạ đột ngột nên cần dự phòng để xử lý trường hợp bệnh nhân bị sốc, phó giáo sư Quyết cho biết. Tuy nhiên, điểm hạn chế của kỹ thuật này là chi phí khá đắt 30-40 triệu. Ca phẫu thuật này kéo dài gần 40 phút. Sau 3 ngày nữa, bệnh nhân có thể xuất viện. Ngoài ra, Bệnh viện Đại học Philippine cũng trình diễn phẫu thuật nội soi mở ống mật chủ. Nhờ có hệ thống cầu truyền hình trực tuyến, các y bác sĩ ở Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đại học Philippine đã có dịp thảo luận về tình huống bệnh và cách thức phẫu thuật của ca mổ ở hai đầu cầu. Đây cũng là một hoạt động nằm trong chương trình hợp tác của quốc tế của Bệnh viện Việt Đức và các trung tâm phẫu thuật trên thế giới. Khi có những ca bệnh nặng, khó, ca ghép, bệnh viện đều có thể giao lưu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm dễ dàng. Nam Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét